UPDATE 2020: Bi LED đã thực sự hoàn thiện?
Đăng lúc: 21 January, 2017Bởi: AdminBình luận: 0

Bi-LED là một nhánh của Gương cầu LED, một trong nhiều giải pháp thiết kế đèn xe chiếu sáng. Bi-LED sử dụng công nghệ LED làm nguồn phát sáng và được định hướng (kiểm soát) đầu ra bởi gương cầu; đồng thời cho ra cả 2 chế độ cos (cắt sáng, chiếu gần) và pha (gom sáng, chiếu xa).
Rất nhiều ae bị nhầm Bi theo nghĩa đen Tiếng Việt. Thực tế Bi là một tiền tố, có nghĩa tương đương Two, Double. Dễ thấy nhất qua từ Bicycle.

Từ "Bi" ngụ ý về một cấu trúc thiết kế đèn với 2 chế độ sáng trong 1 cụm thống nhất.

Nếu ae lần đầu nghe về Bi-LED thì có thể xem thêm thông tin về các sản phẩm Bi-LED trong link dưới đây:

https://ledt2.com/bi-led

Bi LED GTR GLED X

Hỏi: Tại sao Bi LED lại được nhiều ae quan tâm tới như vậy?

Đáp:Bi-LED kết hợp được cả ưu điểm của Gương cầuLED vào trong một cấu trúc với thiết kế tối ưu để tận dụngkiểm soát được nguồn sáng.

 

Hỏi: Vậy chính xác là những ưu điểm nào?

Đáp: Để nói về ưu điểm thì phải có những so sánh. Ta sẽ so sánh với các công nghệ về đèn xe hiện tại.

- Đầu tiên là bóng halogen với cấu trúc chóa phản xạ thông thường. Đây là công nghệ vẫn chiếm tỉ lệ rất cao về đèn xe, nhưng đang dần được thay thế bởi những công nghệ mới hơn.

Các bóng halogen Osram (Click) và Philips (Click)

Halogen Philips H7 Xtreme Vision Plus +130%
Bi-LED sử dụng công nghệ LED làm nguồn phát sáng và đương nhiên những ưu điểm của LED so với halogen là không thể bàn cãi. Tương tự đèn LED dân dụng,  một số điểm nổi trội kể nhanh như Quang hiệu cao (Luminous efficacy - Lumen/watt), Tuổi thọ cao, Sinh nhiệt ít (Không gây ố chóa, hỏng xi).

Một điểm nổi bật khi áp dụng LED lên làm đèn xe là việc tùy biến thiết kế chóa đèn xe rất đa dạng. Không giống halogen hầu như đều chỉ có chung một vài dạng cấu trúc chóa, với LED sự sáng tạo là không có giới hạn. Anh em có thể nhận thấy điều này khi quan sát rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau trên cả ô tô và xe máy gần đây.

LED cũng có khả năng nâng nhiệt màu vượt qua 4000K thay vì phổ màu phổ biến là 3000K - 3800K của halogen, từ nhiệt màu vàng nắng tới trắng ấm hay trắng tinh trên 6000K.

Do Quang hiệu của chip LED ngày càng cao và LED lại không bị giới hạn ý tưởng về thiết kế chóa xe, nên về mặt lý thuyết thì Đèn pha LED cũng sẽ có tiềm năng vượt qua bất cứ giới hạn nào về độ sáng được đặt ra. Tất nhiên sáng quá đôi khi cũng không để làm gì và còn bị phản tác dụng.

Trên đây là một vài điểm sơ lược, để những anh em nào mới đang tìm hiểu về LED sẽ dễ tiếp cận công nghệ này hơn. Shop sẽ đi sâu trong một bài viết khác vì có rất nhiều điều có thể đưa ra thảo luận.

 

Hỏi: Halogen đương nhiên không thể là đối thủ với LED, vậy so với Bi-Xenon thì Bi-LED như thế nào?

Đáp: Đây chính là trọng tâm của bất cứ cuộc thảo luận nào về Bi-LED. Và Bi-Xenon luôn được lôi ra để so sánh với Bi-LED.

Từ những thiết kế đầu tiên, Bi-LED luôn gặp phải một bức tường rất cao không dễ gì để vượt qua là Bi-Xenon, đặc biệt là về độ sáng. Ở đây ngụ ý tới cả chế độ cos và pha.

Những thiết kế đầu tiên cách đây 4-5 năm, tận dụng Gương cầu của Bi-Xenon và sử dụng nguồn sáng là 1 đèn LED với chuẩn chân là D2. Như anh em có thể thấy trong hình.

Gương cầu Bi LED Q5

Sự kết hợp này là suy nghĩ rất tự nhiên khi chứng kiến XHP70 lắp vào chóa đèn xe không thể gom sáng tốt được. Vậy kết quả của sự kết hợp này như thế nào?

Đây là chế độ cos. Luồng sáng cải thiện được khá nhiều, với đường cắt sáng đẹp, đảm bảo việc không gây chói cho người đối diện. Nhưng ánh sáng vẫn mang những đặc trưng của một đèn LED XHP70 lắp vào gương cầu. Luồng sáng rộng, nhưng không tập trung vào mặt cắt. Hệ quả luồng sáng trước đầu xe (5-8m) tốt, nhưng ở khu vực khoảng 10m trở ra thì không đủ mạnh, nên việc quan sát trong thực tế không đủ an toàn nếu đi ở tốc độ nhanh một chút (>40km/h).

Chế độ pha là điểm yếu thực sự rõ rệt của cấu trúc Bi-LED XHP70 này, luồng sáng quá rộng và không gom được, nên tầm chiếu xa trên 35m khá yếu, thậm chí còn không bằng bóng halogen, và so với Bi-Xenon chỉ bằng khoảng 1/5 về cường độ.

Để so sánh với một đèn XHP70 lắp vào chóa phản xạ, thì Bi-LED XHP70 này khá hơn rất nhiều, nhưng để so sánh với Bi-Xenon về độ sáng thì rất khập khiễng.

Muốn vươn tới được độ sáng của Bi-Xenon thì chỉ có một cách là thiết kế lại cấu trúc của gương cầu để tận dụng tối đa được luồng sáng mà LED sinh ra phục vụ cho việc chiếu sáng hiệu quả.

Ví dụ: Bi-LED GTR V3 (Click) và Bi-LED GTR GLED X (Click)

Bi LED GTR V3

Bi LED GTR GLED X

Để đi sâu vào vấn đề thiết kế này thì phân tích sẽ rất dài, ở đây shop chỉ nêu ra kết quả sau 4 năm Bi-LED phát triển theo hướng này.

Giới hạn về tổng độ sáng của Xenon hiện tại là khoảng 3650 Lumen (3200Lm +- 450) với Philips Xtreme Vision +150% gen 2 (Click) và Osram Night Breaker Laser +200%.

Con số 3650 Lumen nghe có vẻ không hề lớn chút nào, nhất là khi anh em thường xuyên nghe tới những đèn pha LED với 5000 hay 7000 Lumen in trên vỏ hộp. Ngay cả nhiều Bi-LED hiện tại cũng ghi thông số rất cao trên 5000 Lumen. Với thiết kế của Bi-LED ngày càng được cải thiện để tận dụng hết luồng sáng mà LED sinh ra, về mặt lý thuyết thì giới hạn 3650 Lumen của Bi-Xenon sẽ dễ dàng được phá vỡ.

Vậy trong thực tế thì sao? Câu trả lời vẫn là Bi-LED hiện mới gần đạt tới độ sáng của Bi-Xenon ở chế độ cos, còn ở chế độ pha thì vẫn còn 1 khoảng cách chưa thể đạt tới.

 

Hỏi: Nguyên nhân do đâu? 

Đáp: Do thông số Lumen của LED hay Bi LED thường là thông số ảo, do các sản phẩm này hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc, nên thông số không đáng tin cậy. Những số đo từ các nhà máy Trung Quốc sản xuất đa phần là không chính xác.

Nguyên nhân thứ 2: Việc thiết kế một Bi-LED cho ra chế độ soi xa (pha) với luồng sáng gom như pha của Bi-Xenon là một thách thức thực sự về mặt kỹ thuật. Bi-LED GTR GLED X với một chút cải tiến về mặt thiết kế, là một gợi ý về mặt giải pháp hiện tại, nhưng vẫn chưa thể so được Bi-Xenon.

LEDT2 ISOP sẽ có một bài video chi tiết so sánh.

 

Hỏi: Ngoài luồng sáng ra, còn vấn đề nào cần quan tâm khi nói về Bi LED và Bi-Xenon?

Đáp: Độ bền, tuổi thọ và sự ổn định là vấn đề quan trọng.

Trên lý thuyết, Bi-LED sẽ tốt hơn nhiều so với Bi-Xenon trên khía cạnh này. Công nghệ Xenon gặp nhược điểm rất lớn là bị giảm độ sáng theo thời gian và cần thay thế sau một thời gian sử dụng. Tốc độ giảm sáng phụ thuộc vào chất lượng của loại Xenon rất nhiều.

Ngoài ra Xenon tỏa nhiệt khá lớn, nên làm hỏng lớp phản xạ của gương cầu theo thời gian, dẫn đến giảm độ sáng. Cả hai nhược điểm cố hữu này khiến Bi-Xenon không được đánh giá cao trên khía cạnh này.

Bi LED thì ngược lại, ít tỏa nhiệt, độ sáng của chip LED cũng không bị giảm nhiều theo thời gian với tuổi thọ chip LED trong điều kiện hoạt động bình thường rất cao.

Anh em nên xem video này, vì với công nghệ LED rất nhiều thông tin còn bị hiểu nhầm, do người bán và nhà sản xuất bên TQ mập mờ.

 

Tuy nhiên trong thực tế, tính tới điểm 2020 thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt ra, mà chỉ có thời gian mới kiểm chứng được.

Đầu tiên: Mặc dù Bi-Xenon bị giảm độ sáng theo thời gian, nhưng nếu sử dụng bóng hãng, ví dụ Philips Xtreme Vision +150%, độ sáng vẫn duy trì khá tốt trong thời gian ít nhất 2 năm. Ngoài ra về mặt lắp đặt, nếu Xenon bị hư hay khách có nhu cầu thay thế để đạt được độ sáng như ban đầu, thì việc này thực hiện tương đối dễ dàng. Tất nhiên, trường hợp hỏng Gương cầu thì cũng rất phức tạp.

Đối với Bi-LED, anh em cần phân biệt rõ tuổi thọ của chip LED và tuổi thọ của đèn LED. Tuổi thọ trên 10.000h hay được ghi trên vỏ hộp, là tuổi thọ của chip LED trong môi trường hoạt động lý tưởng. Trong thực tế, tuổi thọ của Đèn LED không cao như vậy do giải quyết vấn đề tản nhiệt cho chip LED không hề đơn giản chút nào. Việc đèn LED bị lỗi vặt, cháy chip LED do quá nhiệt không hề là một câu chuyện lạ, ngay cả với các mẫu đèn tên tuổi như Philips Xtreme Ultinon.

Khác với Bi-Xenon, nếu chip LED bị hư thì việc thay thế không có cách nào khác là tháo bỏ cả cụm và thay bằng một cụm Bi-LED mới.

Công nghệ Xenon cùng với thiết kế Bi-Xenon đã ra đời rất lâu, đạt tới độ chín về mặt công nghệ, và đã có một thời gian để kiểm chứng.

Bi-LED với tuổi đời non trẻ, và mới chỉ thực sự bứt phá gần đây, nên sự ổn định và tuổi thọ của Bi-LED tới đâu vẫn còn là một câu hỏi, mà chỉ có thời gian mới kiểm chứng được chính xác.

LEDT2 ISOP sẽ update lại thông tin này, ngay khi có đủ các bằng chứng để rút ra được kết luận.

 

Hỏi: Vậy nên dùng Bi-LED hay Bi-Xenon?

Đáp: Câu hỏi này phụ thuộc vào từng nhu cầu và tài chính của khách hàng, cũng như sự phù hợp vào chiếc xe của bạn.

Nhưng xu hướng tương lai công nghệ LED sẽ chiếm đa số, và Bi-LED là một nhánh của công nghệ đèn xe này. Bi-Xenon đã đạt tới giới hạn, còn Bi-LED vẫn chưa cho thấy giới hạn về tiềm năng của chúng.

Tất nhiên, sử dụng một công nghệ đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa có thời gian để kiểm chứng, cũng có những rủi ro nhất định. Nhưng ae cũng nên cân nhắc, vì trải nghiệm một công nghệ mới có những sự phấn khích nhất định.

 

Hỏi: Lắp đèn pha LED hay lên Bi-LED?

Đáp: Chính xác là nên độ Gương cầu hay lắp đèn pha LED. Ae vui  lòng xem chi tiết trong bài phân tích trong link này.

 

Hỏi: Vậy mẫu Bi-LED nào đáng để tham khảo hiện tại?

Đáp: Các mẫu Bi-LED xuất hiện ngày càng nhiều với mẫu mã ra liên tục, anh em đang bị lạc vào một ma trận tương tự đèn pha LED.

Hiện tại 2 mẫu mà shop đánh giá cao và lựa chọn để phân phối là GTR V3 và GTR GLED X.

Thông tin chi tiết về 2 sản phẩm này có chi tiết trong link dưới đây, ae có thể tham khảo. Về so sánh, đánh giá chi tiết 2 mẫu Bi-LED này shop cần 1 bài phân tích riêng do bài phân tích đã khá dài.

Bi LED GTR V3: (Click)

Bi LED GTR V3Bi LED GTR V3Bi LED GTR V3

Bi LED GTR V3

Bi LED GTR GLED X: (Click)

Bi LED GTR GLED XBi LED GTR GLED X

Bi LED GTR GLED X

Bi LED GTR GLED X

 

 

 

Bình luận :

Bình luận

0916643794